Skip to content

Khi tìm hiểu về phân tích cơ bản, có rất nhiều tiêu chí, hệ số được đưa ra và dường như yếu tố nào cũng rất quan trọng. Lý thuyết về phân tích cơ bản có thể khiến bạn bị rối và không biết nên bắt đầu từ đâu.

Trong bài này, Danny giúp bạn hình dung một quy trình đơn giản nhất khi xem xét doanh nghiệp dưới góc nhìn của một nhà phân tích cơ bản. Chúng ta sẽ đi qua 4 phần:

  1. Đọc hiểu báo cáo tài chính
  2. Đánh giá sức khỏe của doanh nghiệp
  3. Xem xét bối cảnh thị trường
  4. So sánh doanh nghiệp

Đây không phải là quy trình bắt buộc, và bạn hoàn toàn có thể thay đổi nó cho phù hợp với nhu cầu và thói quen của bản thân. Tuy nhiên, nó cho bạn khởi đầu vững chắc và cái nhìn khái quát về phân tích cơ bản, trước khi bạn đi sâu vào bất cứ kĩ thuật nào.

Hướng dẫn thực hành phân tích cơ bản

1. Đọc hiểu báo cáo tài chính

Bước đầu tiên trong phân tích cổ phiếu chắc chắn là đọc Báo cáo tài chính. Nếu coi việc mua cổ phiếu của bạn là công việc tuyển dụng thì đây chính là bộ “CV” của các ứng viên. Không những đọc hiểu, bạn cần có khả năng đánh giá tình hình doanh nghiệp đang ở mức tốt hay không, so sánh kì trước với kì sau và từ đó dự báo xu hướng tăng trưởng trong tương lai.

Bộ báo cáo tài chính của mọi doanh nghiệp đều gồm 3 bản báo cáo là:

A. Bảng cân đối kế toán (Balance Sheet): Cung cấp cái nhìn tổng quan về quy mô và cấu trúc của tài sản, cũng như nợ và vốn chủ sở hữu của công ty tại một thời điểm cụ thể. Ví dụ: Ngày cuối của năm hoặc cuối của một quý.

Bảng cân đối kế toán giống như bức ảnh chụp giải phẫu của doanh nghiệp. Nhìn vào bảng cân đối, chúng ta có thể biết công ty có bao nhiêu tiền, hàng hóa, tài sản cố định… Về bản chất, khi mua cổ phiếu nghĩa là chúng ta đang bỏ tiền để mua khối tài sản này. Bên cạnh đó là số nợ cũng như số vốn của các cổ đông để góp phần tạo ra khối tài sản đó.

B. Báo cáo kết quả kinh doanh (Income Statement): Cung cấp tổng quan về doanh thu, chi phí và lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nào đó. Ví dụ: Báo cáo một năm hay báo cáo hàng tháng, hàng quý.

Nếu như bảng cân đối kế toán cho chúng ta biết về tài sản, báo cáo kinh doanh cho biết khối tài sản đó đang vận hành như thế nào. Tài sản doanh nghiệp dù có nhiều, nó sẽ là những tài sản chết nếu không được vận hành liên tục và tạo ra lợi nhuận. Công ty đang làm ăn như thế nào, có lãi hay không, lãi nhiều hay ít, xử lý số lãi như thế nào… là những điều có thể tìm thấy trong báo cáo kết quả kinh doanh.

C. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash Flow Statement): Cho thấy diễn biến của dòng tiền ra vào doanh nghiệp. Nói một cách chính xác hơn thì nó liệt kê sự ra vào của “tiền mặt” trong doanh nghiệp. Vì vậy, Danny khuyên bạn gọi nó là “báo cáo lưu chuyển tiền mặt” thì sẽ dễ hiểu hơn.

Tiền mặt thường được ví như máu của doanh nghiệp. Một công ty có thể thiếu tài sản, thiếu doanh thu, thiếu nhân sự mà chưa chết. Nhưng chỉ cần thiếu tiền mặt vài hôm cũng có thể khiến nó ngưng trệ tất cả. Vì thế, việc theo dõi diễn biến tiền mặt rất quan trọng. Báo cáo lưu chuyển tiền mặt là báo cáo bổ sung cho hai báo cáo trên và nó có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.

Để có thể hiểu rõ hơn cũng như xem ví dụ cụ thể về cách đọc báo cáo tài chính công ty, mời bạn theo dõi ở bài học tiếp theo.

2. Đánh giá sức khỏe doanh nghiệp

a. Xem xét rủi ro về nợ

Một trong những rủi ro thường gặp nhất của doanh nghiệp là sử dụng vốn vay quá nhiều. Vốn vay luôn gắn với nghĩa vụ thanh toán và trả lãi. Sử dụng quá nhiều vốn vay (hay đòn bẩy nợ quá lớn) rất dễ dẫn đến sự bào mòn lợi nhuận hoặc mất thanh khoản trong điều kiện bất lợi.

Để đánh giá rủi ro về nợ, chúng ta có thể dùng hệ số Nợ trên vốn chủ sở hữu. (Tiếng Anh: Debt-to-Equity hay D/E ratio).

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ phụ thuộc của một công ty vào vốn vay trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời nó cũng chỉ ra vốn thực của công ty có đủ để trang trải hết các khoản vay trong trường hợp cần thiết hay không.

Vốn vay có tính chất hai mặt. Tỷ lệ vay cao giúp doanh nghiệp có thêm vốn để phát triển và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên công ty cũng phải đối mặt với rủi ro cao hơn. Trái lại, tỷ lệ nợ thấp thì doanh nghiệp sẽ an toàn hơn, nhưng cũng có thể bỏ lỡ một số cơ hội phát triển tiềm năng.

Bởi vậy, mục tiêu của doanh nghiệp không phải là tỷ lệ D/E càng thấp càng tốt. Nó nên là một tỷ lệ hợp lý để cân bằng giữa rủi ro và cơ hội. Tỷ lệ này thường được xem xét trên tiêu chuẩn của từng ngành.

Ví dụ: Năm 2020, Apple có tổng nợ là $258,549,000. Tổng vốn chủ sở hữu là $323,888,000. Như vậy D/E = 258,549,000 / 323,888,000 = 0.79

Đây là con số hoàn toàn chấp nhận được. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp này quá tham vọng mà đẩy vốn vay lên 1 tỷ USD và nợ lớn gấp 3 lần vốn chủ sở hữu. Đó rõ ràng là một dấu hiệu mất an toàn về nợ.

b. Xem xét rủi ro về thanh khoản

Sau rủi ro nợ, rủi ro về thanh khoản là yếu tố cần được xét đến. Thanh khoản là gì? Đó là khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt để thanh toán các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Tỷ lệ vốn lưu động (working capital ratio) là con số hữu ích để đo lường tính thanh khoản trong doanh nghiệp.

Tỷ lệ vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn / nợ ngắn hạn 

Chúng ta hãy lấy ví dụ về tập đoàn Cisco. Năm 2023, tỉ lệ này của Cisco là $43,348,000 / $31,309,000 = 1.38. Thông thường, tỉ lệ lớn hơn 1 được coi là an toàn. Nó có nghĩa rằng công ty thường xuyên có đủ tiền để xử lý các khoản nợ ngắn hạn khi cần.

Tuy nhiên nếu tỉ lệ vốn lưu động quá cao (trên 2), đó có thể là dấu hiệu của việc công ty đang dư thừa tài sản ngắn hạn hoặc tiền mặt. Và đó là lúc doanh nghiệp nên có những giải pháp tái đầu tư hoặc trả cổ tức để tối ưu hiệu quả sử dụng vốn.

c. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity – ROE) có thể coi là con số đầu tiên khi xét đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Nó nói lên công ty có đang sử dụng vốn của các cổ đông trong kinh doanh hiệu quả hay không.

Nó được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng (net income) chia cho tổng vốn chủ sở hữu. Lưu ý rằng lợi nhuận ròng là phần còn lại sau khi doanh thu được trừ đi mọi chi phí và thuế, mà chưa tính đến việc trả cổ tức cho cổ phiếu phổ thông. Công thức của tỉ lệ như sau:

ROE = Lợi nhuận ròng / Tổng vốn chủ sở hữu

Ví dụ: Công ty Costco (COST) có lợi nhuận ròng vào năm 2022 là $5,844,000. Với vốn chủ sở hữu $20,642,000, tỉ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là ROE = $5,844,000 / $20,642,000 = 28.3%.

Về nguyên tắc rõ ràng chúng ta mong muốn khả năng sinh lời của công ty càng cao càng tốt, nghĩa là ROE cao sẽ tốt hơn ROE thấp trên cùng một điều kiện của doanh nghiệp. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng muốn tỉ lệ ROE có xu hướng tiến lên vì nó là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy công ty đang hoạt động hiệu quả và đúng hướng.

d. Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS)

Lợi nhuận trên cổ phiếu (Earnings Per Share – EPS) là con số tiếp theo mà nhà phân tích cơ bản thường hướng đến. Tưởng tượng công ty A có lợi nhuận 1 triệu USD và công ty B có lợi nhuận 2 triệu USD, đâu sẽ là công ty hấp dẫn hơn?

Tất nhiên nếu được sở hữu toàn bộ thì công ty B mang đến lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, nhà đầu tư chỉ có thể sở hữu một số cổ phần mà thôi. Vì vậy, bạn cần tính lợi nhuận trên từng cổ phiếu (phần mà bạn nhận được) hơn là tổng lợi nhuận của toàn công ty.

EPS = Lợi nhuận ròng / số cổ phiếu phổ thông

Giả sử công ty có lợi nhuận 1 triệu USD, với 500.000 cổ phiếu phổ thông đang lưu hành. EPS của công ty đó sẽ là 1.000.000 / 500.000 = 2 USD. Điều này có nghĩa là khi bạn sở hữu một cổ phiếu, công ty đang mang về cho bạn khoảng 2 đô la từ việc sản xuất kinh doanh.

Giá trị EPS cao cho thấy công ty đang hoạt động hiệu quả và tạo ra nhiều lợi nhuận cho mỗi cổ phiếu. Vì thế EPS là chỉ số quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá sức khỏe tài chính và tiềm năng tăng trưởng của công ty. Đặc biệt là trong việc so sánh các công ty cùng ngành với nhau.

e. P/E – Lợi nhuận trên góc nhìn đầu tư

Tỉ lệ Giá trên thu nhập (Price-to-Earnings hay P/E) là hệ số cho thấy mức độ đắt, rẻ của việc kiếm được 1 USD lợi nhuận ròng. Trong hệ số này có một thành phần quan trọng là Giá của cổ phiếu. Điều đó có nghĩa là chúng ta không còn chỉ nhìn vào doanh nghiệp, mà còn xem xét số tiền phải bỏ ra để mua cổ phiếu có xứng đáng hay không.

P/E = Giá cổ phiếu hiện tại/ Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS)

Ví dụ: Cuối năm 2021, cổ phiếu Intel (INTC) có mức giá 48.06 USD, với EPS là 4.86 USD. Như vậy hệ số P/E = 48.06 / 4.86 = 9.89

Vì giá cổ phiếu luôn luôn thay đổi, nên P/E là một hệ số biến đổi liên tục. Hệ số P/E càng thấp cho thấy rằng nhà đầu tư phải bỏ ra số tiền ít hơn để kiếm được cùng một khoản lợi nhuận kinh doanh 1 USD. Tất nhiên với các công ty đang thua lỗ hoặc không có lợi nhuận (EPS nhỏ hơn hoặc bằng 0) thì P/E không tính được hoặc không có giá trị.

Có thể bạn nghĩ rằng hệ số P/E càng thấp thì cổ phiếu càng đáng để sở hữu. Tuy nhiên, đừng quên rằng EPS chỉ là lợi nhuận kinh doanh. Trong khi lợi nhuận đến từ việc tăng giá cổ phiếu mới là lợi nhuận của nhà đầu tư.

Các cổ phiếu có P/E cao nghĩa là nhiều người sẵn lòng trả giá cao để sở hữu chúng. Tỉ lệ P/E trên 20, thậm chí lên đến vài chục và hàng trăm lần cho thấy nhà đầu tư đang rất tin tưởng vào một công ty và thường đó là các doanh nghiệp đang làm ăn thành công.

f.Các yếu tố định tính

Định giá hợp lý cho cổ phần doanh nghiệp

3. Xem xét bối cảnh thị trường

Bối cảnh kinh tế vĩ mô

Tăng trưởng ngành

4. So sánh doanh nghiệp

So sánh với trung bình ngành

So sánh với doanh nghiệp cạnh tranh

5. Kết luận

Chào bạn! Mình là Danny. Mình đã có kinh nghiệm hơn 10 năm đầu tư chứng khoán Mỹ và blog này là nơi mình chia sẻ những kinh nghiệm thực tế để giúp bạn học đầu tư đơn giản và hiệu quả nhất.

Back To Top